Thành phố biển Vũng Tàu cách TP HCM khoảng 110Km sở hữu đường bờ biển dài hơn 300Km với bờ biển thoải, khí hậu ôn hòa, hải sản phong phú và du lịch cũng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực.
Thành phố biển địa điểm du lịch Vũng Tàu
Cách đây 10 năm du lịch biển Vũng Tàu còn khá hoang sơ và vắng vẻ, đường sá, cầu cống chưa được đầu tư nhiều, dân cư vào thời điểm này khoảng 245.000 người với GDP khoảng 27.000 tỷ đông (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD ) và Vũng Tàu có cảng nước sâu nhưng chưa được khai thác hết công suất.
Vũng tàu những năm 1990 – 1995
Cảng Cái Mép Thị Vải, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Để phát triển ngành này, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai dự án du lịch trên địa bàn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho ngành Du lịch, phát triển và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất. Vào thời điểm hiện tại Vũng Tàu đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân số 345.000 người và GDP khoảng 47,7 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD). Lượt khách du lịch đến với Vũng Tàu đạt hơn 9,4 triệu lượt/năm, là một con số đáng mơ ước sau một thời gian được nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như nền kinh tế tại địa phương.
Vũng Tàu đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước với cơ sở hạ tầng hiện đại
Mũi Né – từ làng chài hoang vu đến thiên đường nghỉ dưỡng. Mũi Né (thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) vào 2 thập kỷ trước chỉ là một làng chài hoang vu, vắng vẻ với dãy đồi thoai thỏa và bãi cát ven biển rộng thênh thang cách TP HCM khoảng 220Km, đường sá thô sơ, dân cư thưa thớt.
Mũi Né – Phan Thiết những năm 2005 – 2010
Mũi Né giờ đây không còn là một dãy đồi thoai thoải với bãi cát ven biển rộng thênh thang mà đã trở thành thiên đường nghỉ dưỡng, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến rót vốn mỗi năm. Năm 2020 đạt danh hiệu Khu du lịch quốc gia trở thành điểm sáng du lịch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự xuất hiện của các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp cùng những dự án resort mang tầm quốc tế đã góp phần giúp Mũi Né từng bước thay đổi diện mạo.
Mũi Né từng bước thay đổi diện mạo trở thành thiên đường của các resort
Năm 2018, thống kê từ ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ghi nhận đã đón tiếp hơn 6 triệu lượt khách, trở thành thành phố biển hút khách ở Việt Nam, cùng với Nha Trang và Đà Nẵng. Đến năm 2019, có 6,4 triệu lượt khách chọn Mũi Né – Phan Thiết làm điểm đến du lịch, tăng 11,39% so với 2018.
Nhiều hoạt động ngoài trời đặc sắc phục vụ khách du lịch đến Mũi Né – Bình Thuận
Tương tự như Vũng Tàu và Mũi Né, Lagi cũng có một vị trí tương đồng với bờ biển dài, thoải, hải sản phong phú và khí hậu ôn hòa sẽ được đánh giá là bản sao của Vũng Tàu và Mũi Né trong vòng 3-5 năm tới.Từ lúc Lagi được xác lập là Thị xã vào tháng 9 năm 2005. Tính đến 2020, Lagi vẫn chưa có nhiều chuyển biến so với thời kỳ sơ khai. Tiêu biểu có thể kể đến một số điểm như sau:
Biển Lagi được thiên nhiên ưu ái với bờ biển dài và thoải
- Biển Lagi vẫn còn hoang sơ, chưa được khai thác tiềm năng về du lịch. Chủ yếu người dân chỉ tận dụng lợi thế biển để khai thác, đánh bắt hải sản theo hướng tự cung tự cấp. Hoặc cao cấp hơn là bán cho các tỉnh lân cận như Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… chứ chưa tận dụng để kinh doanh các quán ăn, hải sản tươi sống cho người dân bản địa cũng như khách du lịch. Dòng tiền được tạo ra chủ yếu từ công việc Nhà nước; khai thác, đánh bắt hải sản; trồng lúa, thanh long,.. chứ hoàn toàn chưa có sự đầu tư hoặc kinh doanh cho nền công nghiệp.
Người dân Lagi xưa chủ yếu tập trung vào khai thác, đánh bắt hải sản
- Đường sá Lagi tính đến 2015 vẫn còn thô sơ, chủ yếu là đường đất và bê tông, chưa có nhiều cung đường được trải nhựa. Đặc biệt là đường Thống Nhất – Tôn Đức Thắng, đây là trục đường Quốc lộ 55. Trong khi tại Vũng Tàu và các tỉnh khác đã có tuyến đường rộng 30m với 8 làn xe, dải phân cách và vỉa hè thông thoáng thì tuyến đường tại Lagi ở khu vực lớn nhât chỉ rộng 12m với 4 làn xe và dài phân cách.
- Mặc dù là thị xã nhưng so với thị trấn Tân Nghĩa thuộc huyện Hàm Tân – Bình Thuận (được xác lập năm 2007) thì Lagi vẫn chưa có nhiều tiện ích, dự án, khu dân cư và các địa điểm vui chơi, giải trí, ăn uống. Trong khi đó Tân Nghĩa đã phát triển khá nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của tỉnh Bình Thuận.
Đường sá tại Lagi xưa vẫn còn thô sơ và chậm phát triển so với thị trấn Tân Nghĩa
- Theo khảo sát lượng khách du lịch đến với Lagi hầu như đều thông qua giới thiệu của bạn bè là người Lagi chứ ít khi thông qua các kênh thông tin khác (facebook, báo chí, marketing,…) Đặc biệt, khách du lịch chỉ đến Lagi tắm biển và ăn hải sản 1-2 lần trong vòng 10 năm vì khoảng cách di chuyển khá lâu (4 tiếng đi xe từ HCM) và đường nội thị lẫn du lịch biển vẫn còn hoang sơ. Trong khi có thể lựa chọn Vũng Tàu (1,5 tiếng đi xe từ HCM) hoặc Nha Trang (1 tiếng đi máy bay) vì 2 địa điểm này đã được khai thác du lịch biển từ sớm và được phổ biến rộng rãi.
Với quyết định và chỉ thị Tỉnh ủy Bình Thuận, Thị xã LaGi đã được quy hoạch lên Thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Từ đó có thể thấy được cơ sở hạ tầng của các Ban ngành Thị xã đang ngày càng được đẩy mạnh để đáp ứng được các điều kiện của một Thành phố.
THỊ XÃ LA GI – Mục Tiêu Trở Thành THÀNH PHỐ Vào Năm 2025
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99Km với quy mô 6 làn xe và vốn đầu tư hơn 12.5000 tỷ đồng sẽ được thông xe vào 30/4 rút ngắn thời gian di chuyển từ Hồ Chí Minh đến LaGi chỉ trong 1,5 giờ.
Cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết
Với tiêu chí đối với mỗi Thành phố là phải có 01 tuyến đường tránh (đường ngoại đô) để giảm thiểu lượng giao thông trong nội đô thành phố. Và hiện tại, tuyến đường tránh đã được cắm ranh mốc và bắt đầu giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng đoạn từ Quốc lộ 55 (gần cổng chào Lagi) đến trục đường Lê Quang Định (trục đường hướng đến Dinh Thầy Thím, biển Bảy Kỳ Quan, bãi tắm Ngãnh Tam Tân). Tuyến đường tránh này cũng là một trong những cung đường giúp cho lượng xe, đặc biệt là dòng khách du lịch lưu thông từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ,… tránh khỏi việc mất thời gian để đi trong trung tâm thành phố mà có thể đi 1 tuyến đường thông thoáng thẳng xuống biển.
Đường tránh 719 đã có Quy hoạch và đang được cắm mốc ranh – giải phóng mặt bằng
Đường tránh 719 đã có Quy hoạch và đang được cắm mốc ranh – giải phóng mặt bằng
Tỉnh Bình Thuận cũng đang tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng cho triển khai 2 trục đường nối cao tốc xuống Quốc Lộ 1A ngay khu vực huyện Hàm Tân. Trong đó một trục sẽ nối cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết với Ngã ba 46 trên Quốc Lộ 1A rồi thẳng đường đi đến thị xã LaGi theo tuyến Quốc Lộ 55, trục đường còn lại cũng nối cao tốc với một điểm giao trên Quốc Lộ 1A, từ đó tiếp tục đi qua địa bàn các xã và thị trấn thuộc huyện Hàm Tân và cuối cùng kết nối vào Quốc Lộ 55 để đi đến LaGi, cung đường này được phê duyệt với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng.
Hơn nữa, trong tương lai gần LaGi sẽ nằm giữa 2 sân bay lớn là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Sau khi hình thành, LaGi sẽ thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước cũng như là nơi mà các nguồn tiền của các nhà đầu tư sẽ đổ về.
Sơ đồ Giao thông TP.HCM – Phan Thiết. Cao tốc dự kiến vận hành trước 30/04/2023
Hai dự án đường ven biển với kinh phí gần 1600 tỷ đồng cũng được Bình Thuận triển khai để phục vụ phát triển du lịch đó là đường ven biển 719B đoạn Kê Gà – Phan Thiết được làm mới đi qua xã Tiến Thành (Phan Thiết) và huyện Hàm Thuận Nam. Dự án nâng cấp mở rộng 719B hiện hữu đoạn Kê Gà – Tân Thiện đi qua hai xã Tân Thành, Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) và 6 phường xã thuộc thị xã LaGi. Tỉnh lập kế hoạch đầu tư tuyến đường Nguyễn Minh Châu nối dài qua huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam để kết nối đường ven biển thị xã LaGi với Quốc Lộ 55 – Cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết.
Dự án đường ven biển giai đoạn 1 từ đường Lê Quang Định đến đường Trần Khánh Dư
Khu Công Nghiệp Sơn Mỹ có một yếu tố quan trọng được thiên nhiên ban tặng đó chính là cảng nước sâu. Theo thống kê từ các nguồn truyền thông thì với bất kỳ KCN nào có cảng nước sâu, thì nhất định sẽ thu hút được nhiều NDT lớn cũng như các Công ty, tập đoàn xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, kho trung chuyển, chứa hàng,… Vì nhờ cảng nước sâu, tàu thuyền lớn có thể cập bến để vận chuyển hàng đến các KCN khác như Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc xuất khẩu sang nước ngoài. KCN Sơn Mỹ nằm cách Lagi (xã Tân Phước) chưa đến 1km và hạ tầng khu vực xã Tân Phước đang được đẩy mạnh phát triển, sửa chửa, mở rộng sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đích thân tham dự và lãnh đạo nghi thức khởi công KCN vào ngày 30/08/2022 vừa rồi, nhằm đảm bảo cho lượng xe vận tải, chủ doanh nghiệp, nhân công,… di chuyển về KCN Sơn Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự lễ khởi công KCN Sơn Mỹ 1
Hai dự án lớn De LaGi của công ty CPĐT Năm Bảy Bảy và LaGi New City của Tập đoàn Danh Khôi đã chọn LaGi làm nơi tọa lạc đã chứng minh được LaGi là vị trí vàng thu hút các dự án bất động sản nghĩ dưỡng có quy mô lớn được quy hoạch chỉnh chu.
Dự án De Lagi do Công ty CP 577 là Chủ đầu tư
Dự án Lagi New City với chủ đầu tư là Danh Khôi Group
Và gần nhất đó là tỉnh Bình Thuận đăng cai tổ chức Năm Du Lịch Quốc gia 2023 là sự kiện thường niên lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam và đây cũng chính là cơ hội để tỉnh Bình Thuận cũng như LaGi sẽ được mọi người biết đến về tiềm năng du lịch của mình.
Năm Du lịch quốc gia 2023 – “Bình Thuận – Hội tụ xanh”
Hiện tại LaGi đã và đang trên đà phát triển ngành du lịch với nhiều khu phức hợp tham quan nghỉ dưỡng đã được hình thành như Coco Beach, Resort Ba Thật, Resort Hòn Bà, Lazi Beach,… và đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia – Lễ hội Dinh Thầy Thím đã đón lượng khách du lịch đổ về đây rất đông đúc và đều đặn vào dịp cuối tuần (theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2021 thị xã Lagi đón 1,3 triệu lượt khách du lịch, tăng trưởng 40% so với năm trước). Lượng khách du lịch đổ về Lagi không kém cạnh các thành phố du lịch biển khác như Vũng Tàu, Nha Trang. Đây là con số đáng kể cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch tại Lagi và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương.
Vậy Lagi với vị trí tương đồng như Mũi Né, Vũng Tàu và đặc biệt với tiềm lực và vồn đầu tư công như vậy thì trong vòng 3-5 năm tới bạn nghĩ Lagi sẽ phát triển đột phá như thế nào?
Kim Thoa BĐS