Tin mới

Ba tín hiệu dự báo thị trường bất động sản sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2024

Sự phục hồi của thị trường Bất động sản nói chung và ngành Bất động sản dân cư nói riêng sẽ rơi vào khoảng nửa cuối 2024 khi mà những chính sách hỗ trợ bắt đầu thẩm thấu.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 với chủ đề “Bình minh ló rạng”, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của toàn ngành bất động sản dân cư (đã loại trừ Vinhomes) ghi nhận mức tăng trưởng âm khoảng 46% so với cùng kỳ. Dù số giá trị tuyệt đối có ghi nhận tăng so với quý 1/2023 nhưng chưa có chất xúc tác nào thực sự mạnh mẽ để thúc đẩy lợi nhuận toàn ngành vực dậy từ đáy.

Đi sâu vào phân tích tăng trưởng của 20 doanh nghiệp, chiếm 90% vốn hóa toàn ngành thì số liệu thể hiện chỉ vỏn vẹn 5 công ty bất động sản ghi nhận tăng trưởng dương trong quý 2.

Tuy nhiên nguyên nhân tăng trưởng lại đến từ lợi nhuận khác và không đến từ kinh doanh cốt lõi. Ngoài ra, có trường hợp doanh nghiệp tăng trưởng cao do nền lợi nhuận cùng kỳ thấp.

“Các doanh nghiệp vốn hóa lớn khác trong ngành đều ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận trên 20% so với cùng kỳ, phản ánh sự khó khăn chung của thị trường bất động sản”

Tâm lý nhà đầu tư đối với ngành bất động sản nhà ở dự báo sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm năm 2023

Để đảm bảo tồn tại được trên thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược phòng thủ bằng cách hạ đòn bẩy tài chính về mức an toàn, tiết giảm chi phí lãi vay cùng với đó là tránh tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi hoạt động bán hàng chậm đáng kể.

Tính đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ tổng nợ vay phải trả lãi/vốn chủ sở hữu của toàn ngành đạt 0,48 lần, tổng chi phí lãi vay trong kỳ đạt mức 2.030 tỷ đồng, tăng nhẹ so với với thời điểm quý 1, phản ánh mặt bằng lãi suất cho vay vẫn đang khá cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sự phục hồi của thị trường bất động sản nói chung và ngành bất động sản dân cư nói riêng sẽ rơi vào khoảng nửa cuối 2024 khi mà những chính sách hỗ trợ bắt đầu thẩm thấu.

Tín hiệu để đơn vị này đưa ra dự đoán thị trường bất động sản khởi sắc đầu tiên là lãi suất cho vay giảm về mức thấp hơn sẽ là động lực chính cho toàn ngành vực dậy, hiện lãi suất huy động đã điều chỉnh từ quý 2 nhưng diễn biến lãi suất cho vay có độ trễ.

Thứ hai, hành lang pháp lý được tháo gỡ giúp khơi thông lại nguồn cung bất động sản.

Thứ ba, phân khúc nhà ở xã hội có thể là chất xúc tác cho ngành bất động sản dân cư khi mà phân khúc này được hưởng lợi từ nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất khoản vay hiện hữu và khoản vay mới, phấn đấu mức giảm ít nhất từ 1,5% đến 2% một năm, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, các nhà băng phải báo cáo kế hoạch giảm lãi suất trước ngày 25/8. Còn kết quả giảm lãi suất dư nợ hiện hữu và khoản cho vay mới phải được gửi về Ngân hàng Nhà nước trước 8/1/2024.

Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần giảm trần lãi suất huy động và các loại lãi suất điều hành khác nhằm định hướng xu hướng lãi suất của thị trường.

Theo giới quan sát thị trường, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố giảm lãi suất điều hành, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Việc lãi suất cho vay giảm sẽ giảm bớt áp lực chi phí vốn trên vai các chủ đầu tư, các doanh nghiệp cũng có thêm nguồn lực để hoàn thiện các dự án, tăng nguồn cung ra thị trường.

Mặt khác, việc giảm lãi suất cũng có tác động mang lại tâm lý tích cực hơn cho thị trường địa ốc khi người có nhu cầu mua nhà, đầu tư bất động sản sẽ tăng lên.

Tâm lý nhà đầu tư đối với ngành bất động sản nhà ở sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất điều hành nhanh hơn và mạnh hơn dự kiến từ đầu năm đến nay. Ngoài ra còn do tác động của các chính sách nhằm tháo gỡ các trở ngại pháp lý cho các chủ đầu tư.

Lagi City Land
5/5
Theo dõi Fanpage

Bài viết liên quan