PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN SÔNG LÀ ĐIỀU TẤT YẾU!
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN SÔNG: TỪ THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM
Nhìn lại lịch sử phát triển các quốc gia trên thế giới, sông là điều kiện thuận lợi để quần cư, từ chỗ là nguồn nước để làm nông và sinh hoạt đã hình thành những điểm dân cư nông thôn rồi là tuyến giao thông – thương mại để phát triển các điểm dân cư đô thị. Vì vậy, dòng sông là cội nguồn tạo ra đô thị, đáp ứng nhu cầu: Cấp thoát nước, giao thông vận tải, phòng vệ. Ở chiều ngược lại, đô thị cũng mang lại cho dòng sông một diện mạo văn hóa khác biệt, phản ánh bản sắc riêng. Nói cách khác là cách con người ứng xử với sông sẽ phản ánh bản sắc và văn hóa đô thị.
Ngày nay, các dự án bất động sản ven sông đang ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư ở phân khúc giải trí, khách sạn và nhà ở với nhiều ý tưởng độc đáo, khác biệt so với trước đây. Bởi trong không gian đô thị hiện đại, hướng nhìn ra sông hoặc bến cảng tạo cảm giác mênh mong và kết nối với thế giới tự nhiên là một điểm nhấn thu hút khách hàng, đặc biệt là giới thượng lưu. Mặt khác, cả người mua để ở lẫn nhà đầu tư đều bị thu hút bởi các vị trí ven sông có tầm nhìn mở rộng và phong cách sống thích hợp cho nghỉ dưỡng.
Khá nhiều thành phố khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đã và đang thực hiện những dự án phát triển khu vực ven sông. Tại Singapore, khu vực ven sông xung quanh Marina Bay Sands đã trở thành tâm điểm về sự thành công nhất trong khu vực. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, sông Hàn được coi là báu vật của quốc gia này và được quy hoạch kiến trúc thành viên ngọc sinh thái giữa lòng thủ đô. Còn tại Hồng Kông (Trung Quốc), nhu cầu phát triển đô thị ven cảng và sông đã có trong nhiều thập kỷ qua. Rất nhiều đề xuất táo bạo về lối đi cho người đi bộ và các bãi biển nhân tạo dọc bến cảng Victoria.
Có thể nói, những dự án đô thị ven sông trên thế giới đều có một công thức chung để thành công. Đó là phát huy được giá trị của dòng sông trong việc phản ánh văn hóa, lịch sử cũng như kết nối dòng sông và các di sản văn hóa tại địa phương đó.
Còn tại Việt Nam, những kỳ vọng đột phá, khai thác được tiềm năng của những dòng sông như sông Hồng, sông Hàn, sông Sài Gòn… và những dòng sông khác ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam vẫn luôn được các nhà quy hoạch, các nhà kiến trúc và đặc biệt là người dân mong đợi. “Đánh thức” tiềm năng dòng sông, bất động sản ven sông trong vấn đề quy hoạch đô thị vẫn là “bài toán” mà các địa phương đi tìm lời giải trong việc phát triển một đô thị văn minh, hiện đại.
Thực tế, không ít các đô thị phát triển rực rỡ của Việt Nam cũng gắn liền với các dòng sông. Đơn cử như TP.HCM hiện đại, sầm uất được ôm ấp bởi sông Sài Gòn. Không chỉ ở bờ Tây, những khu thương mại, dịch vụ, tiện ích công cộng dọc bờ Đông sông Sài Gòn ngày nay cũng phát triển nhanh chóng. Kế đó là các khu dân cư vòng theo đại lộ, mở ra các tiểu đô thị giàu có bên sông mới như Thủ Thiêm, Thảo Điền…
Dọc theo chiều dài đất nước, các dòng sông đã tạo nên lịch sử, văn hóa gắn với đời sống mỗi đô thị. Vở diễn thực cảnh Ký ức Hội An đã phần nào tái hiện được cội nguồn văn minh và thịnh vượng của các vùng đất ven sông. Bên sông Thu Bồn, Phố cổ Hội An nay là di sản văn hóa thế giới, thu hút hàng chục triệu lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi năm.
Đi tiếp từ phía Trung ra Bắc, vẻ đẹp thành phố Đà Nẵng năng động, phát triển gắn liền với đôi bờ sông Hàn. Thành phố Huế mộng mơ soi bóng bên dòng sông Hương hiền hòa. Thành phố Thanh Hoá hình thành quanh dòng sông Mã anh hùng. Thành phố Vinh gắn liền với dòng sông Lam. Đặc biệt nhất, lưu vực phù sa và trù phú nhất của sông Hồng chính là khởi nguồn phát triển nên vùng đất Kinh kỳ, nay là Thủ đô Hà Nội.
Cùng với những tiêu chuẩn sống ngày một được nâng cao, các đô thị bên sông trên khắp Việt Nam không ngừng được quy hoạch và phát triển. Ngày càng nhiều những con sông tưởng chừng đã bị quên lãng, nay đang được bồi đắp sức sống mới, để từ đó khơi dòng thịnh vượng, đổi thay bộ mặt của cả vùng đất.
Mặc dù vậy, với số lượng 2.360 con sông dài trên hàng ngàn km , trong đó 93% là các con sông ngắn và nhỏ thì thực sự tiềm năng của các dòng sông, đô thị ven sông tại Việt Nam vẫn chưa được đánh thức. Theo giới chuyên gia, tới những năm cuối thế kỷ XX, các đô thị Việt Nam mới bắt đầu quan tâm tới vai trò của sông trong tạo dựng cảnh quan. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn vắng bóng những đô thị ven sông đúng nghĩa – được xây dựng dọc theo bờ sông và phát huy, khai thác tối đa những giá trị mà sông nước mang lại để trở thành nguồn lợi, nguồn thu, nguồn sống chính của cư dân tại đó.
Đơn cử như sông Hàn, trong 25 năm qua mặc dù dòng sông này đã thay đổi từng ngày và trở thành biểu tượng cho sức sống mới mãnh liệt của người Đà Nẵng nhưng đến nay, không gian đô thị ở Đà Nẵng vẫn chưa hoàn toàn hướng ra sông. Chức năng cảng biển và các khu vực lân cận tại nhiều đô thị dần nhường chỗ cho những tuyến đường lớn. Hay với dòng sông Hồng, trong vòng hơn 20 năm qua, Hà Nội từng nhiều lần đề cập đến quy hoạch hai bờ sông Hồng, nhưng chưa có kế hoạch nào được phê duyệt chính thức và được triển khai… Và còn rất nhiều những quy hoạch liên quan đến các con sông vẫn đang trong quá trình xem xét đợi phê duyệt.
Chúng ta vẫn thường hay nói biển của Việt Nam giàu tài nguyên và rất đẹp. Và với sông hồ, tài nguyên và vẻ đẹp cũng tương ứng như vậy. Sông hồ của Việt Nam đẹp không chỉ ở tài nguyên thiên nhiên, núi đá liền kề, các hang động, mà đặc biệt là các tài nguyên văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng và có chiều sâu.
Nói để thấy, dù có tài nguyên sông nước dồi dào, song các địa phương vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế để khai thác tiềm năng đô thị và kinh tế dịch vụ ven sông. Đã đến lúc phải có giải pháp kích hoạt để phát huy hết các tiềm năng sẵn có này.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN SÔNG DINH LAGI – BÌNH THUẬN
Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để nói về tầm quan trọng của các yếu tố liên quan đến vị trí khi chọn nơi sinh sống. Theo sự phát triển của xã hội, ngày nay yếu tố sông nước khi xét đến lợi thế trong giao thông đường thủy không còn quan trọng như xưa. Tuy nhiên, những lợi ích của sông, nước đối với việc tạo nên khí hậu hài hòa, tạo nên môi trường sống ưu việt đối với con người sẽ khó có gì thay thế.
Chưa kể đến, phát triển đô thị giữa sông và biển có lợi thế cộng sinh và mối quan hệ bù đắp cho nhau trong việc hoạch định, quy hoạch nhiều chức năng, nhiều dạng kiến trúc khác nhau cho sự phát triển và quy hoạch chiều cao không gian đô thị mà không bị ràng buộc nhiều khi so sánh với việc phát triển riêng lẻ đô thị ven sông hoặc ven biển. LaGi đã có biển rồi thì một con sông như Sông Dinh là không thể bỏ qua trong việc phát triển đô thị. Dễ thấy nhất là có nhiều ý kiến trái chiều về việc quy hoạch các khối nhà cao tầng ven sông, biển sẽ tạo nên những “bức tường” chắn tầm nhìn và hạn chế sự đối lưu không khí, thế nhưng về mặt kỹ thuật khi có yếu tố sông nước đi kèm sẽ bù đắp được những hạn chế nêu trên.
Trong phát triển đô thị cần quan tâm 3 yếu tố. Thứ nhất là liên kết yếu tố thiên nhiên từ sông vào sâu trong đô thị. Thứ hai là tự nhiên hóa ranh giới giữa dòng sông và phần xây dựng đô thị. Thứ ba là kiến trúc đô thị hai bên (hình thái, cấu trúc, mật độ, độ cao) phụ thuộc vào từng con sông (sông nhỏ hay lớn, hiền hay dữ, có đê hay không…). Ba vấn đề này cần được soi chiếu bởi một triết lý chủ đạo: Chia sẻ (cơ hội – lợi ích – trách nhiệm) trên quan điểm tôn trọng nước để dòng sông là của cộng đồng, là không gian mở để người dân dễ dàng tiếp cận và kết nối thân thiện. Triết lý này có thể hiểu là cách ứng xử hài hòa giữa Đô thị (đất) và Sông (nước)..
Với những xu hướng mới thì việc sử dụng không gian hai bên bờ sông và cấu trúc nó thành một phần của cơ thể đô thị là cả một bài toán quy hoạch không đơn giản. Quy hoạch không ổn thì không thể tạo nên một cấu trúc đa chiều phát triển theo 2 hướng dọc sông và ngang sông, tạo hướng mở trong phát triển đô thị.
Thực tế mà nói, trong Bất động sản từ xưa đến nay du lịch biển, kinh tế biển, đô thị biển của Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong vòng 40 – 50 năm qua, trong khi đó những phát triển về sông hồ vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Nói để thấy, dù có tài nguyên sông nước dồi dào, song các địa phương vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế để khai thác tiềm năng đô thị và kinh tế dịch vụ ven sông. Đã đến lúc phải có giải pháp kích hoạt để phát huy hết các tiềm năng sẵn có này.
Sông Dinh có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm thị xã LaGi nơi hội tụ rất nhiều lợi thế để phát triển một cách nhanh chóng trong tương lai, như việc chuẩn bị lên thành phố, hiện nay các mạng lưới giao thông quan trọng đã dần được hoàn thiện. Theo quy hoạch sử dụng đất công khai của thị xã đến năm 2030 thì 2 bên Sông Dinh sẽ được đầu tư 2 con đường song song nằm trong đô thị đó chính là Đông Sông Dinh và Tây Sông Dinh. Thì mọi người có thể hình dung được là sau khi 2 con đường này hoàn thành thì sẽ trở thành một nơi thơ mộng nhất ở thị xã LaGi, dọc 2 bên đường sẽ được đầu tư rất nhiều homestay, khách sạn, công viên, hành lang đi bộ, quán cafe checkin để phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong thời gian sắp tới đây.
Một số lợi thế khác của các đô thị sông, biển có thể thấy không chỉ ở việc tập trung phát triển đô thị du lịch rầm rộ như hiện nay mà còn có thể phát triển với các chức năng khác biệt như: Cảng biển logistics, ngư nghiệp, đô thị sinh thái, đô thị nghỉ dưỡng, đô thị giáo dục, đô thị kinh tế tài chính…
Và hy vọng trong tương lai không xa, các nhà quy hoạch, các nhà kiến trúc sẽ thấy được tầm quan trọng của sông và biến hai bên bờ sông Dinh trở thành biểu tượng của Thành phố Lagi.
Lam Lam